Chú thích Chùa_Vạn_Linh

  1. Theo Kỷ yếu, tr. 28.
  2. An cư: Thuở Phật Thích Ca còn tại thế, ngài có đặt ra một giới luật cho hàng tăng ni là mỗi năm phải An cư Kiết hạ vào mùa mưa. Vì mùa mưa ở Ấn Độ, các loại côn trùng sinh sôi nảy nở rất nhiều, mà tăng ni đi khất thực sẽ dẫm đạp lên chúng, nên họ phải ở yên một chỗ trong thời gian ba tháng để nỗ lực tu tập. Tuy nhiên, nếu có chuyện cần thiết, chỉ được phép rời đi không quá bảy ngày, rồi phải trở lại tiếp tục an cư. Đó là nguồn gốc của việc "An cư Kiết hạ". Ở các nước theo Phật giáo Bắc Tông, như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật BảnTriều Tiên...mùa An cư lại được ấn định từ ngày trăng tròn 16 tháng 4 âm lịch (tức là sau ngày lễ Phật Đản) cho đến ngày 15 tháng 7 âm lịch, nhằm ngày lễ Vu Lan. Xem giải thích chi tiết trên website Quảng Đức: [liên kết hỏng].
  3. Hòa thượng Thích Thiện Quang (1895-1953), còn được gọi là thượng Thiện hạ Quang (viết đúng theo Kỷ yếu), tên tục là Nguyễn Văn Xứng. Năm 1925, xin quy y với Hòa thượng Thích Trí Thiền, và trở thành đệ tử đời thứ 40 của dòng Lâm Tế Gia Phổ. Về sau, ông được tôn làm Hòa thượng khai sơn chùa Vạn Linh.
  4. Hòa thượng Thích Trí Thiền (1861-1933), còn được gọi là Thượng chí hạ Thiền (viết đúng theo Kỷ yếu), là tổ Phi Lai. Ông tên tục là Nguyễn Văn Hiển, là người huyện Duy Xuyên (Quảng Nam), vào Nam Kỳ khởi tu tại chùa Giác Viên (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh) vào năm Tân Tỵ (1881), và trở thành đệ tử đời thứ 39 của dòng Lâm Tế Gia Phổ.
  5. Lâm Cáo Kia, pháp danh Thiện Thới, thường được gọi là ông Hai, là đệ tử cư sĩ của Hòa thượng Thích Thiện Quang, và là thợ mộc chính trong lần trùng tu chùa Lá (tức Vạn Linh) vào năm 1941. Các lần trùng tu sau, ông đều có công lớn. Năm 1993, đau lòng vì thấy chùa xưa bị đổ nát, ông khởi xướng việc xây dựng lại chùa Vạn Linh, khi ấy ông đã gần 90 tuổi (ghi chú theo Kỷ yếu, tr. 29).
  6. Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), còn được gọi là thượng Trí hạ Tịnh (viết đúng theo Kỷ yếu), tục danh là Nguyễn Văn Bình, là người xã Mỹ An Hưng (nay thuộc huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp). Năm 1937, ông xuất gia tu học với Hòa thượng Thích Thiện Quang, và trở thành đệ tử đời thứ 41 của dòng Lâm Tế Gia Phổ. Lúc đó, hòa thượng là Viện chủ chùa Vạn Đức ở Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh và Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh GHPGVN
  7. Theo Kỷ yếu, tr. 66.
  8. Hòa thượng Thích Trí Tịnh không gọi là "tháp" vì các tầng bằng nhau. Vì ở đây tôn Bồ Tát Quan Âm là chủ chánh, cho nên Hòa thượng Thích Trí Tịnh đặt tên là Bảo các Quan Âm (theo Kỷ yếu, tr. 62).